Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở đại tràng do nhiều nguyên nhân, cần phân biệt với ung thư đại tràng, là một bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật.
NGUYÊN NHÂN
Bệnh nhiễm
- Nhiễm khuẩn: lao, Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter...
- Nhiễm ký sinh trùng: amibe, Giardia lambia, Trichuris trichura,
- Bilharzia... • Nhiễm nấm: Candida, Aspergillus, Histoplasmosis,
- Cryptococcus (hiếm). • Nhiễm siêu vi: Cytomegalovirus, Herpex simplex, HIV...
Không rõ căn nguyên
Bệnh viêm đại tràng (Inflammatory Bowel Disease)
- Viêm loét đại tràng (viêm trực tràng-đại tràng xuất huyết).
- Bệnh Crohn (bệnh viêm ruột từng vùng).
Trong hai thể bệnh này, một số yếu tố có liên quan đến bệnh như thuốc lá, thuốc ngừa thai uống, yếu tố gia đình. Nguy cơ viêm loét đại tràng ở người hút thuốc lá so với người không hút là 40%; người có tiền căn hút thuốc có nguy cơ viêm loét đại tràng so với người không bao giờ hút thuốc lá là 1,7 lần; đối với bệnh Crohn nguy cơ mắc bệnh ở người hút thuốc so với người không hút thuốc là gấp hai lần. Sử dụng thuốc ngừa thai uống có nguy cơ tương đối mắc bệnh Crohn là 1,9. Trong gia đình nếu bố (mẹ) chỉ một người mắc bệnh, nguy cơ con bị là 10%; nếu cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh, nguy cơ con bị ảnh hưởng là 36%. Sinh đôi cùng trứng, một người bị bệnh người còn lại có nguy cơ mác bệnh 67% đối với bệnh Crohn và 20% đối với viêm loét đại tràng; sinh đôi khác trứng nguy cơ tương tự là 8% đối với bệnh Crohn và 0% đối với viêm loét đại tràng. Hai giai đoạn có suất độ bệnh cao là 15-30 tuổi và 60-80 tuổi. Tần suất bệnh nam/nữ =1/1 trong viêm loét đại tràng; 1,1-1,8/1 trong bệnh Crohn.
Nguyên nhân khác
- Viêm đại tràng giả mạc (pseudomembranous colitis).
- Viêm đại tràng do viêm túi thừa đại tràng.
- Viêm đại tràng do tia xạ: triệu chứng có thể xảy ra cấp trong vòng 1-2 tuần sau khi bắt đầu xạ trị, tiêu chảy nhầy máu, mót rặn, nếu ruột non bị ảnh hưởng thường tiêu chảy; triệu chứng trễ thường gặp là kém hấp thu, sụt cân, hẹp, tắc ruột, dò ruột - bàng quang, âm đạo hoặc thành bụng.
- Viêm đại tràng vi thể.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ thường ở người lớn tuổi có phình động mạch chủ bụng hoặc có tình trạng tăng đông, bệnh tim nặng, bệnh lý mạch máu.
- Bệnh cảnh đột ngột, đau quặn vùng bụng một phần tư dưới trái, tiêu máu đỏ tươi.
GIẢI PHẪU BỆNH
Đại thể
- Niêm mạc đại tràng: sung huyết, xơ hóa, màng giả.
- Các tổ chức mô hạt.
- Túi thừa đại tràng.
- Dò tiêu hóa.
Vi thể
- Tổn thương không đặc hiệu: chỉ thấy tình trạng viêm nhưng không kết luận được nguyên nhân.
- Tổn thương đặc hiệu: kết luận được nguyên nhân (lao, amibe).
TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG
- Đau bụng: đau dọc theo khung đại tràng, thường đau nhiều ở vùng đại tràng sigma, hai hố chậu, vùng trên rốn. Đau theo kiểu co that, quặn, từng cơn.
- Rối loạn đi tiêu: thể hiện bằng táo bón, tiêu chảy đơn độc hoặc xen kẽ.
- Phân bất thường: về số lượng, về độ đặc lỏng hoặc có sự hiện diện của những chất bất thường như nhầy, máu. Khảo sát phân có thể phát hiện dược ký sinh trùng, vi khuẩn, vi nấm, hồng cầu, bạch cẩu.
- Mót rặn, mót đi tiêu: đại tràng dễ bị kích thích do tổn thương ở phần thấp.
- Biểu hiện toàn thân ngoài đường tiêu hóa: sốt, đau khớp, đau cơ, viêm gan.
- Khám lâm sàng: phát hiện dấu chứng tùy theo nguyên nhân. Có the thấy khối u vùng hố chậu phải (trong lao manh tràng hoặc khối u do amibe).
- Thăm trực tràng: là thủ thuật cần thực hiện trong mọi trường hợp viêm dại tràng.
CẬN LÂM SÀNG
- Khảo sát phân: tìm tác nhân gây bệnh.
- X quang đại tràng cán quang: với kỳ thuật đối quang kép khó bỏ sót tôn thương.
- Nội soi kèm sinh thiết giúp chấn đoán chính xác được nguyên nhân.
- Thăm dò tùy theo nguyên nhân.
CÁC THỂ LÂM SÀNG
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO (LAO ĐẠI TRÀNG)
Sinh bệnh học
- Tác nhân gây bệnh M.tuberculosis.
- Có thể là lao nguyên phất hay thứ phát.
- Thường tổn thương ớ vùng hồi manh tràng.
Triệu chứng lâm sàng
- Hội chứng nhiễm lao chung.
- Triệu chứng nhiễm lao tại chồ:
- Rối loạn đi tiêu (thường tiêu chảy), phân nhầy, thỉnh thoáng có máu.
- Khối u lao ở hố chậu phải, chăc, phẳng, không đau.
- Nếu lao hồi manh tràng, thường đau hố chậu phải âm ỉ, không lan hoặc đau quặn bụng có gò cục hoặc rõ hon là hội chứng bán tắc ruột (dấu hiệu Koenig: khối gò nổi lên, bệnh nhân rất đau, nghe rõ tiếng hơi di chuyển trong ruột và có càm giác như hơi thoát qua được chỗ hẹp, khôi xẹp dân và bệnh nhân bớt đau), hay tăc ruột. Nếu lao đại tràng ngang và đại tràng xuống, đau âm ỉ lan theo khung đại tràng, tiêu chảy xen kẽ táo bón.
Cận lâm sàng
- Khảo sát phân: nhuộm, cấy. Tìm BK trong phân thường không có giá trị quyêt định vì nếu có tồn thương ở phổi, BK có thể do bệnh nhân nuốt vào từ đàm qua đường tiêu hóa và được bài tiết qua phân.
- X quang khung đại tràng: tổn thương thường ở hồi manh tràng, hôi tràng chô hẹp chỗ phình (dấu hiệu Slieling), manh tràng dày cứng.
- Nội soi khung đại tràng và sinh thiêt tìm tế bào điển hình của lao.
- Thăm dò các xét nghiệm nhiễm lao toàn thân, nhiễm lao phối hợp.
Biến chứng
- Tắc ruột.
- Thủng.
- Rò tiêu hóa.
- Lao màng bụng.
- Lao hạch ổ bụng.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
Sinh bệnh học
- Entamoeba histolytica thường gây nhiêm khuẩn ở đại tràng. Đây là một bệnh của người, mầm bệnh có thể ký sinh (gây hại cho vật chủ) hoặc hội sinh (không gây hại cho vật chủ). Người nuốt phải kén trong thực phẩm bị nhiễm, ở dạ dày kén phóng thích nhiều amibe nhỏ, đến ký sinh ở niêm mạc đại tràng: ăn vi khuân và cặn thức ăn. Amibe nhân lên trong ruột bằng cách phân đôi.
- Amibe có thể phá hủy niêm mạc nhờ các men gây tiêu tế bào, thay đổi dinh dưỡng bàng cách ăn hồng cầu và gây ra các vết loét. Các vết loét ở đại tràng có xu hướng khoét rộng vào niềm mạc, còn lỗ vào thường rất nhó. vết loét trực tràng gây mót rặn và tiết nhiều chất nhầy.
- Biến chứng: khối u do amibe (thường ở hồi manh tràng, cơ chế chưa rõ), ấp xe gan do amibe (amibe xâm nhập vào tĩnh mạch cửa), bệnh ngoài da do amibe.
- Lỵ cấp tái phát hoặc tái nhiễm, ly. mạn.
Triệu chứng lâm sàng
- Đau quặn bụng từng cơn.
- Cảm giác mót rặn, mắc đi tiêu nhât là khi tổn thương ở vùng manh tràng và đại tràng sigma.
- Tiêu nhiều lần, phân ít chứa nhầy lẫn máu; nếu kéo dài, tái phát nhiều, bệnh nhân sẽ đi tiêu thường xuyên.
- Sốt: do bội nhiễm vi trùng.
Cận lâm sàng
- Khảo sát phân: tìm thể hoạt động, kén amibe, hồng cầu, bạch cầu.
- Nội soi đại tràng: tồn thương hình dấu ân ngón tay; sinh thiết niêm mạc.
- Huyết thanh chẩn đoán amibe: tìm kháng thể kháng amibe trong máu bằng phương pháp miễn dịch học.
Biến chứng
- Áp xe gan: phát hiện sớm, tiên lượng tốt.
- Di căn xa: áp xe não.
- U amibe.
- Thủng.
- Xuất huyết.
- Lồng ruột.
VIÊM TRỰC TRÀNG-ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYÉT (VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc trực tràng và đại tràng. Trực tràng luôn luôn bị tôn thương, hiện tượng viêm tiếp tục lan rộng đến các phần còn lại của đại tràng:
- 25-30% trường hợp bệnh giới hạn ở trực tràng.
- 40%: tổn thương trực tràng - đại tràng sigma hoặc đại tràng trái.
- 30%: toàn bộ đại tràng bị tổn thương.
Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng: đau âm ỉ, có con dữ dội dọc theo khung đại tràng, rõ nhất ở vùng đại tràng di động như hố chậu, trên rốn. Đau giảm sau khi đi tiêu.
- Tiêu phân lẫn máu: thường xảy ra trong đêm và/hoặc sau ăn, mức độ đi tiêu phụ thuộc vào đợt cấp của bệnh nhưng hầu hết lúc nào cũng có máu, có lúc tiêu toàn máu không có phân.
- Mót rặn.
- Biểu hiện toàn thân: viêm khớp, gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn thể hoạt động, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, hồng ban dạng nút, viêm kết mạc, viêm thận.
- Thăm trực tràng: bệnh nhân rất đau, găng dính máu.
Cận lâm sàng
- X quang bụng không sửa soạn: thường bình thường trong viêm nhẹ. Có thể thấy mất các nếp và ruột ngắn lại. Trường hợp viêm nặng do bất cứ nguyên nhân nào, đại tràng ngang có thể dãn. Neu dấu hiệu này đi kèm với sốt, bạch càu tăng và đau bụng nhiều có thể bệnh nhân bị biến chứng phình đại tràng nhiễm độc
- X quang khung đại tràng: không nên thực hiện khi bệnh nhân đang trong tình trạng cấp tính. Chuẩn bị ruột trước khi soi hoặc chụp đại tràng bằng cách sử dụng dung dịch điện giải tốt hơn là thụt rửa. Một số bệnh nhân viêm loét đại ưàng giai đoạn đầu khảo sát X quang đại tràng cản quang có thể bình thường. Tuy nhiên, chụp đối quang kép thường phát hiện sự hiện diện dạng hạt lan tỏa ở niêm mạc. Mất các nếp, phù nề niêm mạc, các vêt loét, giả polyp là các dấu hiệu trễ; đôi khi thấy một vùng bị teo hẹp do xơ hóa cần phân biệt với ung thư đại tràng.
- Nội soi đại tràng và sinh thiết.
- Các khảo sát khác: miễn dịch dị ứng
- Kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibody) (pANCA): 60%-70% (+) trong viêm loét đại tràng, 5%-10% (+) trong bệnh Crohn. pANCA còn gặp trong viêm toàn bộ đại tràng, viêm túi hậu môn nhân tạo ở hồi tràng và viêm đường mật xơ hóa.
- Kháng thể kháng Saccharomyces cerevisiae (ASCA) (+) trong 2%-3% trường hợp có pANCA (+), 60%-70% (+) trong bệnh Crohn, 10%-15% (+) trong viêm loét đại tràng, 5% bệnh nhân không bị viêm loét đại tràng và không bị bệnh Crohn có ASCA (+).
- Tự kháng thể kháng tế bào dạng ly của biểu mô đại tràng (+) trong 39% viêm loét đại tràng và 30% bệnh Crohn; 21% con cái của người viêm loét đại tràng có thừ nghiệm này (+) tương tự với bệnh Crohn là 19%; 2% người khỏe mạnh có thử nghiệm này (+).
- Kháng thể kháng đại tràng (+) 36% viêm loét đại tràng, 13% bệnh Crohn và người khỏe mạnh.
- Kháng thể kháng tế bào nang tuyến tụy hoặc tự kháng thể tụy (+) 31% bệnh Crohn và 4% viêm loét đại tràng.
- Những ấu ấn huyết thanh khác được nhận biết trong bệnh viêm đại tràng như OmpC hoặc 12 peptide.
Biến chứng
- Cấp: xuất huyết nặng, phình đại tràng nhiễm độc (l%-2%) (đại tràng mất trương lực và dãn), thủng (ít gặp hon so với bệnh Crohn), tắc ruột.
- Lâu dài: tái phát, ung thư hóa 5% sau 10 nãm, 50% sau 35 năm.
BỆNH CROHN (VIÊM ĐẠI TRÀNG MÔ HẠT, VIÊM RUỘT TỪNG VÙNG)
Tổn thưong tất cả các lớp cùa thành ruột và có thể xảy ra từng vùng suốt ống tiêu hóa, nhưng thường ở vùng hồi manh tràng
- 30%-40% trường hợp tổn thưong ruột non đơn thuần.
- 40%-55%: tổn thưong ruột non và ruột già.
- 15%-25%: tồn thương ruột già đơn thuần.
Triệu chúng lâm sàng
- Đau bụng: đau bụng âm ỉ thường ở vùng hố chậu phải (giống trong viêm ruột thừa cấp) không giảm sau khi đi tiêu.
- Tiêu chảy: phân có lẫn máu, nhưng hiếm khi tiêu phân toàn máu.
- 10%-20% trường hợp sụt cân.
- Sốt.
- Sờ bụng có thể phát hiện một khối thường ở hố chậu phải.
- Tổn thương hậu môn - trực tràng: có triệu chứng giống lỵ.
- Biểu hiện ngoài ống tiêu hóa: giống ưong viêm loét đại tràng.
Cận lâm sàng
- X quang bụng không sửa soạn: thường bình thường trong viêm nhẹ. Có thể thấy mất các nếp và lòng đại tràng hẹp lại.
- X quang đại ưàng cản quang có thể gợi ý đến bệnh Crohn dựa vào nhiều dấu hiệu X quang. Hẹp ruột do xơ hóa hoặc phù nề và sự hình thành dò phản ánh bản chất của bệnh. Tồn thương thường ở đoạn cuối hồi tràng và sự hiện diện của những vùng tổn thương không liên tục hoặc có kèm tồn thương ở ruột non giúp nghĩ nhiều đến bệnh Crohn hơn là viêm loét đại tràng, cần phân biệt với lao đại tràng cũng thường có hình ảnh tốn thương ở hồi manh tràng.
- X quang đường tiêu hóa trên và ruột non: có thể giúp chẩn đoán.
- Nội soi đại tràng và sinh thiết: hữu ích trong việc đánh giá tiến triển của viêm trực tràng hoặc đại tràng theo thời gian. Nội soi đại tràng định kỳ được đề nghị thực hiện thường quy ở bệnh nhân viêm đại tràng để phát hiện những thay đồi tiền ung và ung thư.
- Nội soi đường tiêu hóa trên giúp phân biệt bệnh Crohn ở tá tràng với bệnh loét dạ dày tá tràng.
- Các khảo sát khác: miễn dịch dị ứng (đã trình bày ở mục “Viêm loét đại tràng”).
Biển chứng
- Thủng.
- Viêm phúc mạc.
- Hẹp, tắc ruột.
- Rò tiêu hóa.
- Kém hấp thu.
- Phình đại tràng nhiễm độc.
- ưng thư hóa (hiếm).
- Biến chứng do điều trị: phẫu thuật, nuôi ãn dài ngày bằng đường tiêm truyền, thuốc ức chế miễn dịch.
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÀNG GIẢ
Sinh bệnh học
- Do sử dụng kháng sinh: dùng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn ruột (đặc biệt là lincomycin).
- Do các chất khác: bismuth, thủy ngân.
- Do chấn thương tâm lý (stress).
Triệu chúng lâm sàng
- Đau bụng: thường ở vùng thấp như hố chậu trái.
- Tiêu chảy, có thể kèm sốt.
Cận lâm sàng
- X quang đại tràng: viêm không đặc hiệu.
- Nội soi: màng giả.
- Cấy phân: trong môi trường kị khí phân lập được Clostridium difficile.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRANG
Bệnh túi thừa thường gặp ở các nước phương Tây, tỉ lệ bệnh tăng theo tuồi. Khoảng 30% dân sô tuôi 60 và khoảng 80% dân số tuổi 80 bị bệnh túi thừa đại tràng. Khoảng 90% bệnh nhân túi thừa đại tràng nhưng không có triệu chứng.
Sinh bệnh học
- Chế độ ăn: ít chất xơ gây bón.
- Do các điểm yếu của thành đại tràng.
- Theo tuổi: dưới 40 tuồi < 10%, trên 60 tuồi >25%.
Triệu chứng lâm sàng
- Không triệu chứng.
- Viêm túi thừa: đau bụng hố chậu trái hoặc đau bụng dưới cấp, sốt, tiêu chảy (phân nhầy, máu); dấu viêm phúc mạc khu trú; sờ thấy một khối ở bụng dưới có thể là áp xe hoặc đấm quánh; nhu động ruột có thể tăng hoặc giảm, nhu động ruột tăng nếu cố bán tãc ruột hoặc tăc ruột hoàn toàn, nhu động ruột giảm hoặc mất nếu có viêm phúc mạc; thăm trực tràng có thể giúp ích để định vị ổ áp xe hoặc khối viêm.
Cận lâm sàng
- Công thức máu: trường họp viêm túi thừa cấp điển hình bạch cầu tăng, công thức bạch cầu có khuynh hướng chuyển trái, dung tích hồng cầu và hemoglobin tăng phản ánh tình trạng cô máu.
- Tồng phân tích nước tiểu: có thể thấy bạch cầu và hồng cầu. Một biến chứng hiếm gặp của viêm túi thừa là dò bàng quang - đại tràng, nếu xảy ra, nước tiêu sẽ có nhiều bạch cầu, vi khuân và có thê có phân. Nhũng bệnh nhân bị dò bàng quang-đại tràng thường than phiên tiêu khí.
- X quang bụng không sửa soạn: cả hai tư thế nằm ngứa và thẳng, sự hiện diện các mực nước hơi gợi ý liệt hoặc tãc ruột. Có hơi tự do trong ồ bụng chứng tỏ túi thừa bị thủng.
- Siêu âm bụng và khung chậu: có thể phát hiện khối viêm hoặc áp xe và giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.
- Nội soi đại tràng: có thề thực hiện một cách cẩn thận nếu không nghi ngờ thùng. Tuy nhiên, tốt nhất nên đợi cho đến khi các triệu chứng giảm sau khi qua đợt viêm phúc mạc khu trú mới thực hiện.
- X quang đại tràng cản quang: tốt nhất nên đợi cho đến khi qua đợt viêm phúc mạc khu trú mới thực hiện.
- Cần lưu ý: đau bụng dưới cấp, sốt và tăng bạch cầu xảy ra ở người đã biết có túi thừa đại tràng là những triệu chứng đủ để chẩn đoán viêm túi thừa.
Biến chứng
- Xuất huyết túi thừa: là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp nhất ở người lớn tuổi.
- Áp xe.
- Rò tiêu hóa.
- Thủng gây viêm phúc mạc.
- Xơ hóa gây teo hẹp.
CHẤN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Chẩn đoán xác định viêm đại tràng mạn dựa vào:
Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng.
- Rối loạn thói quen đi tiêu.
- Phân bất thường.
- Các triệu chứng gợi ý nguyên nhân.
Cận lâm sàng
- Khảo sát phân.
- X quang đại tràng.
- Nội soi đại tràng.
- Thăm dò theo nguyên nhân.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Ung thư đại tràng
Ưng thư đại trực tràng là ung thư đứng hàng thứ ba trên thế giới, thường gặp ở các nước phát triển.
- Yếu tố nguy cơ: cơ địa trên 50 tuồi, phần lởn ở tuồi 60-70; tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại tràng; chế độ ãn nhiều chất béo, ít chất xơ, uống rượu, thiếu vitamin B6; hút thuốc lá; kém vận động; viêm loét đại tràng, bệnh Crohn; yếu tố môi trường: các nước công nghiệp.
- Triệu chứng của ung thư đại trực tràng tùy thuộc vào vị trí tồn thương và mức độ di căn của bệnh. Một số trường hợp không có triệu chứng, được chẩn đoán do tình cờ. Chảy máu trực tràng hoặc thiếu máu là những đặc điểm của nguy cơ cao.
- Phân có máu đại thể hoặc vi thể. Thay đồi thói quen đi tiêu (giảm kích cỡ khuôn phân nếu tổn thương ở đại tràng trái hoặc lòng ruột bị chít hẹp), bệnh nhân có thể than phiền táo bón hoặc tiêu chảy. Cảm giác tiêu không hết phân (mót rặn). Có thể sờ thấy khối u ở đại tràng phải.
- Những triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo khác như: thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn qua đường tiêu hóa (mệt mỏi, nhịp tim nhanh, da xanh xao), sụt cân, biếng ăn, gầy yếu, sốt.
- Thăm trực tràng chỉ giúp phát hiện những khối u nằm ở vùng ngón tay có thể thăm khám, tuy nhiên thăm trực tràng là thử nghiệm tầm soát ban đầu có giá trị.
- Thăm dò cận lâm sàng sớm
- Tìm máu ẩn trong phân.
- X quang đại tràng cản quang thường hoặc đối quang kép phát hiện hình khuyết không đều hoặc hẹp không đều.
- Nội soi trực tràng hoặc nội soi đại tràng phát hiện u dạng sùi, dạng thâm nhiễm làm hẹp cứng lòng ruột hoặc dạng loét, dễ chảy máu khi va chạm; sinh thiết tìm tế bào ác tính.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome)
- Các tên gọi khác: hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng ruột co thắt, viêm đại tràng co thắt, viêm niêm mạc đại tràng, bệnh lý ruột do tâm thần kinh, bệnh lý đại tràng chức năng.
- Cơ địa: thường gặp ở nữ, 30-50 tuổi.
- Yếu tố tâm lý xã hội, thần kinh dễ xúc động.
- Thường xuất hiện sau nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi ở đường ruột.
- Thay đồi hệ vi khuẩn chí ở ruột ngày càng được xem là yếu tố có liên quan đến sinh bệnh.
- Tổng trạng tốt.
- Bệnh nhân thường than phiền có cảm giác khó chịu vùng bụng hoặc đau quặn bụng. Một số bệnh nhân táo bón mạn tính xen kẽ những giai đoạn tiêu chảy cấp. Một số bệnh nhân chỉ bị tiêu chảy hoặc chỉ bị táo bón. Triệu chứng thường hiện diện nhiêu tháng đến nhiều năm và bệnh nhân thường được điều trị bởi nhiều bác sĩ. Nếu có đau quặn bụng, triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn hoặc thường giảm sau khi đi tiêu. Nhu động ruột có thể tăng nhiều vào buổi sáng hoặc suốt ngày, nhưng hiếm khi gây khó chịu khiến bệnh nhân thức giấc vào ban đêm. Phân có thể có nhiều chất nhầy, nhưng không có máu trừ khi bệnh nhân bị trĩ do tình cờ. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản và khó tiêu.
- Cận lâm sàng nội soi dại tràng không có tổn thương thực thể.
Hội chúng kém hấp thu
- Căn nguyên: bệnh Whipple, sprue nhiệt đới, cắt dạ dày hoặc ruột, nối dạ dày -ruột, cắt thần kinh X, amyloidosis, hội chứng ruột ngắn, bệnh coeliac, không dung nạp sữa bò, kém hấp thu fructose, thiểu năng tụy, bệnh Addison, đái tháo đường, hội chứng cận ung.
- Đặc điểm lâm sàng gồm triệu chímg tại ruột và triệu chứng ngoài ruột, triệu chứng tại ruột nổi bật trong trường hợp kém hấp thu nặng.
- Tiêu chảy, tiêu phân mỡ là đặc diêm thường gặp nhất. Thường xuyên đi tiêu ban ngày lẫn ban đêm, lượng nhiều và nhiều nước là dấu hiệu phân biệt của hội chứng kém hấp thu rõ. Do rối loạn hấp thu điện giải, nước và carbohydrate hoặc do kích thích bởi acid béo không được hâp thu. Không hấp thu acid béo khiến đầy bụng, đầy hơi và cảm giấc khó chịu vùng bụng. Đau quặn bụng thường gợi ý đoạn ruột nghẽn tắc như bệnh Crohn, nhất là khi đau vẫn còn sau khi đi tiêu.
- Sụt cân có thể dáng kề mặc dù tâng nhập qua đường miệng.
- Chậm phát triển, dậy thì muộn ở trè em.
- Phù do mất protein.
- Thiếu máu thường do thiếu sat, acid folic và vitamin B12.
- Chuột rút do hấp thu vitamin D, calci giảm.
- Dễ bị chảy máu do thiếu vitamin K và các yếu tố đông máu khác.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
CÁC BIỆN PHÁP CHUNG
- Tiết chế ăn uống: tránh các chất kích thích niêm mạc đại tràng (chất béo, mỡ, rau sống).
- Điều chỉnh tình trạng đi tiêu.
- Điều trị hỗ trợ: an thần, thuốc điều hòa vận động đường ruột.
ĐIỀU TRỊ THEO NGUYÊN NHÂN
KẾT LUẬN
Viêm đại tràng mạn ở Việt Nam:
- Nguyên nhân thường gặp do nhiễm amibe, lao.
- Trong chẩn đoán càn lưu ý phân biệt loại trừ sớm ung thư đại tràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Friedman s, Blumberg RS. Inflammatory Bowel Disease in Harrison’s Gasưoenterology and Hepatology, Edited by Longo DL, Fauci AS. Me Gram Hill Medical 2010; c. 16, 174-195.
- Gerding DN, Johnson s. Clostridium difficile-Associated Disease, Including Pseudomembraneous Colitis in Harrison’s Gasưoenterology and Hepatology, Edited by Longo DL, Fauci AS. Me Gram Hill Medical 2010; C.23, 238-243.
- Gyawali PC, Manasra A. Gastrointestinal Diseases in The Washington Manual of Medical Therapuetics, Edited by Foster c, Mistry NF, Peddi PF, Sharma s. Lippincott Williams & Wikins 2010; 33rd ed, 577-618.
- McPhee SJ, Papadakis MA. Current Medical Diagnosis & Treatment. Me Graw Hill Lange 2011, 50th ed, c. 16. Online.
- Owyang c. Irritable Bowel Syndrome in Harrison’s Gasưoenterology and Hepatology, Edited by Longo DL, Fauci AS Me Gram Hill Medical 2010; C.16, 196-202.