Blog y học

Bài viết

Giải phẩu hệ hô hấp ứng dụng lâm sàng

Posted in Nội khoa by

Lồng ngực và các cơ hô hấp

Lồng ngực được cấu tạo bởi khung xương do các đốt sống ngực, xương sườn và xương ức kết hợp với nhau tạo thành một khoang chứa các tạng như tim, phổi,... Lỗ trên lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực, xương sườn I, và bờ trên xương ức. Lỗ dưới lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực XII, xương sườn XII ở phía sau và sụn sườn VII nối với xương sườn ở phía trước. Hai bên lồng ngực là cung sườn. Hai phổi nằm trong lồng ngực. Thể tích của lồng ngực thay đổi theo nhịp hô hấp và liên quan mật thiết với sự di động của các cơ hô hấp.

Cơ hoành là cơ hô hấp quan trọng nhất. Khi cơ hoành di động xuống dưới sẽ làm tăng kích thước lồng ngực theo cả chiều thẳng đứng và chiều ngang, gây áp lực âm trong khoang màng phổi làm tăng thể tích phổi do đó kéo không khí vào trong phổi ở thì hít vào. Ngược lại cơ hoành khi giãn sẽ làm giảm thể tích lồng ngực, tăng áp lực trong khoang màng phổi đẩy không khí ra ngoài ở thì thở ra.

Cơ hô hấp phụ tham gia vào quá trình hô hấp, đặc biệt trong các trường hợp thở gắng sức, hoạt động mạnh, gồm hai nhóm:

  • Nhóm các cơ hít vào: cơ ức đòn chũm, các cơ thang, cơ ngực bé, các cơ liên sườn ngoài, phần gian sụn của các cơ liên sườn trong.
  • Nhóm các cơ thở ra: các cơ bụng (cơ thẳng bụng, cơ ngang bụng, cơ chéo trong, cơ chéo ngoài), phần gian xương các cơ liên sườn trong.

enter image description here

KHOANG MÀNG PHỔI

Màng phổi gồm lá tạng và lá thành. Lá tạng bao phủ quanh toàn bộ phổi và lá thành bao phủ mặt trong của lồng ngực-trung thất, hai lớp lá thành và lá tạng của màng phổi tạo thành khoang ảo gọi là khoang màng phổi và liên tiếp với nhau tại rốn phổi. Do nhu mô phổi chỉ lấp đầy một phần khoang màng phổi, phần còn lại tạo thành những túi cùng nơi mà hai lá của màng phổi nằm áp sát nhau:

  • Hai túi cùng lớn nhất là túi cùng màng phổi sườn - hoành (ở phía dưới phổi) và túi cùng màng phổi sườn - trung thất (màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất).
  • Túi cùng màng phổi sườn - hoành đối chiếu trên thành ngực tương ứng với khoang liên sườn VIII và IX đường nách sau. Đây là vị trí được ứng dụng để chọc dò dịch màng phổi.

Bình thường, trong khoang màng phổi chứa khoàng 10 - 15ml dịch màng phổi để giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ dàng khi bệnh nhân hít vào, thở ra.

Màng phổi thành được nuôi dưỡng bởi các nhánh động mạch tách ra từ động mạch liên sườn, động mạch vú trong và động mạch hoành. Trong khi đó màng phổi tạng được nuôi dưỡng bằng hệ thống các mao mạch của động mạch phổi.

Bạch huyết của màng phổi thành đổ về các hạch bạch huyết của trung thất dưới qua hạch trung gian là chuỗi hạch vú trong. Mạng lưới bạch huyết của màng phổi tạng đổ về các hạch vùng rốn phổi qua các hạch trung gian là hạch liên sườn.

Qua hệ thống cấp máu và mạng lưới bạch huyết của màng phổi ở trên các khối u ở vị trí lân cận như ung thư phổi, ung thư vú... có thể dễ dàng di căn vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi do ung thư thứ phát.

Chỉ màng phổi lá thành mới có các sợi thần kinh cảm giác, các nhánh này tách ra từ các dây thần kinh liên sườn. Trong bệnh lý viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi. sẽ kích thích vào đầu các dây thần kinh cảm giác ở lá thành màng phổi và gây triệu chứng đau trên lâm sàng.

THÙY VÀ CÁC PHÂN THÙY PHỔI

Phổi bao gồm hai lá phổi phải và trái, mỗi lá phổi được chia thành các thuỳ và phân thuỳ phổi tương ứng với các phế quản thùy và phân thuỳ.

Phân thuỳ đỉnh của thuỳ dưới (số 6) còn gọi là thùy đỉnh Fowler và phế quản tương ứng phân thuỳ số 6 gọi là phế quản Neelson. Phân thuỳ 4 - 5 của thuỳ trên trái hình dài giống cái lưỡi gọi là phân thuỳ lưỡi (lingula). Đây là vị trí thường gặp của viêm phổi và giãn phế quản. Các thuỳ phổi tiếp tục được phân chia thành các phân thuỳ tương ứng với các phế quản phân thùy:

  • Các phân thùy phổi phải:
    • Thùy trên n phổi gồm phân thùy 1, 2, 3.
    • Thùy giữa gồm phân thùy 4 và phân thùy 5 nằm cạnh tim.
    • Thùy dưới nằm ở đáy phổi gồm phân thùy 6, 7, 8, 9, 10.
  • Các phân thùy phổi trái:
    • Thùy trên: phân thùy đỉnh 1, 2, 3 và phân thùy lưỡi 4, 5.
    • Thùy dưới: phân thùy đáy 6, 7, 8, 9, 10.

enter image description here

CẤU TRÚC ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Cấu trúc đường dẫn khí hay cây phế quản bao gồm khí quản và phế quản. Khí quản chia ra hai phế quản gốc phải và gốc trái.

Phế quản gốc phải ngắn hơn bên trái và gần như thẳng đứng với khí quản, nên dị vật hay rơi vào bên phổi phải.

Các phế quản gốc tiếp tục chia ra các phế quản thùy rồi phế quản phân thùy và tiếp tục phân chia cho đến thế hệ thứ 16 - 18 gọi là tiểu phế quản tận.

Các tiểu phế quản tận tiếp tục chia từ 2 đến 4 lần nữa gọi là tiểu phế quản hô hấp. Các tiểu phế quản hô hấp này liên tiếp với các ống phế nang và tận cùng là các túi phế nang - nơi thực hiện chức năng trao đổi khí.

enter image description here

CẤU TRÚC VI THỂ CỦA PHỔI VÀ CÁC ĐƯỜNG DẪN KHÍ

Thành khí quản và phế quản nhìn chung có cấu tạo gồm 4 lớp từ trong ra ngoài (Hình 3.5):

  • Lớp niêm mạc gồm hai loại tế bào chính là tế bào biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển (có tác dụng đẩy chất nhày và dị vật ra ngoài) và tế bào hình trụ chế nhày. Một số loại tế bào khác như: tế bào đáy, tế bào vảy, tế bào Kulchitsky (tế bào thần kinh nội tiết), tế bào Clara (có khả năng sản xuất surfactant)...
  • Lớp đệm tạo bởi mô liên kết thưa.
  • Lớp cơ trơn gọi là cơ Reissesen: các cơ này có thể co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để điều hòa lượng không khí đi vào phổi. Thần kinh giao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm làm co cơ. Khi lớp cơ trơn này co thắt sẽ gây cơn khó thở, gặp trong hen.
  • Lớp sụn phế quản và tuyến: các mảnh sụn bé dần theo đường kính phế quản và mất khi đường kính phế quản < 1mm. Trong giãn phế quản, cấu trúc các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản bị hủy hoại, dẫn đến thành phế quản bị yếu và phế quản bị giãn ra theo kiểu hình trụ hoặc hình túi.

enter image description here

Các phế nang được lót bởi lớp biểu mô rất mỏng gọi là biểu mô hô hấp. Biểu mô hô hấp phủ vách phế nang gồm hai loại: tế bào phế nang loại I (chiếm đa số, hình dẹt, không có khả năng phân chia) và tế bào phế nang loại II (tế bào này lớn hơn loại I, hình cầu, có khả năng phân chia, thành đại thực bào và sản xuất sulfartan). Vách phế nang có một mạng lưới mao mạch dày đặc.

enter image description here

PHÂN KHU LỒNG NGỰC

Phân khu lồng ngực

  • Phía trước gồm ba đường thẳng theo chiều dọc:
    • Đường giữa xương ức.
    • Đường cạnh ức: đi từ khớp ức đòn dọc theo bờ ngoài xương ức.
    • Đường giữa đòn qua điểm giữa xương đòn.
  • Từ trên xuống dưới chia ra:
    • Hố trên đòn: hình tam giác, đáy là xương đòn, bờ ngoài là bờ trước cơ thang, bờ trong là bờ sau cơ ức đòn chũm.
    • Hố dưới đòn: ranh giới phía trên là xương đòn, phía trong là bờ ngoài xương ức, phía ngoài là cơ delta, phía trước là bờ trên cơ ngực to.
    • Các khoang liên sườn: đếm từ trên xuống: khoang liên sườn 1 ở dưới xương sườn 1, không phải dưới xương đòn.
  • Phía sau:
    • Đường dọc: đường giữa là đường qua các mỏm gai cột sống và đường bên là đường dọc bờ trong xương bả vai.
    • Đường ngang: đường qua gai xương bả vai và đường qua mỏm vai.
    • Đường trên phân chia lưng ra 3 vùng: trên, giữa và dưới, mỗi vùng lại chia hai vùng trong và ngoài.
    • Vùng trên: hố trên gai hay trên vai, vùng ngoài là hố trên gai ngoài, vùng trong ở phía trong xương bả vai là hố trên gai trong ứng với đỉnh phổi.
    • Vùng giữa: vùng ngoài là hố dưới vai, vùng trong là khoang liên bả cột sống, khoang này tương ứng phía trên với rốn phổi và bờ sau của phổi.
    • Vùng dưới: vùng dưới vai tương ứng với đáy phổi và túi cũng màng phổi phía sau - dưới.
  • Phía bên: kẽ 3 đường song song
    • Đường nách trước: kẽ từ bờ trước hố nách hay bờ ngoài cơ ngực to
    • Đường nách giữa: từ đỉnh hố nách kẻ một đường thẳng xuống.
    • Đường nách sau: kẻ từ bờ sau hố nách hay bờ ngoài cơ lưng to đi thẳng xuống.
  • Rãnh liên thuỳ:

enter image description here

Bên trái: rãnh liên thuỳ lớn đi từ sau ngang mức xương sườn 3, cắt xương sườn 4 trên đường nách giữa rồi đi chéo xuống phía dưới và ra trước đến đầu trước của xương sườn 7.

Bên phải: có thêm rãnh liên thuỳ nhỏ tách khỏi rãnh liên thùy lớn ở ngang mức xương sườn 4 đường nách giữa và đi lên trên ra phía trước đến đầu trước xương sườn 4.

Rốn phổi: ở phía trước chiếu lên liên sườn 3, sau bờ xương ức, ở phía sau lên khoang liên bả cột sống ở khoang liên sườn 5.

Nếu kẻ một đường ngang phía trước đi qua nền mũi ức ta chia ra hai vùng ở trên đường ngang là các tạng ở ngực, dưới là các tạng ở ổ bụng.

Bên phải là vùng đục của gan.

Bên trái là vùng vang trống của khoang Traube, khoang này hình bán nguyệt, ranh giới phía dưới là bờ sườn, phía trên là đường nối từ sụn sườn dọc theo bờ dưới khoảng đục của tim. Gõ vùng này thấy vang trống vì có túi hơi dạ dày. Ranh giới của khoang Traube có thể thay đổi do vòm hoành trái lên cao do căng túi hơi dạ dày, do liệt cơ hoành, vòm hoành hạ thấp do có nước ở vùng phổi làm mất khoảng trống đó.

Hình chiếu các tạng trên lồng ngực

enter image description here enter image description here enter image description here