Blog y học

Bài viết

Tăng Phospho máu

Posted in Nội khoa by

NGUYÊN NHÂN

Giảm bài tiết qua thận

  • Bệnh thận cấp hoặc mạn, cường cận giáp thứ phát.
    • Suy cận giáp trạng.
    • Cường hội tiết tố sinh trưởng.

Tăng nhập phospho đầu vào

  • Dịch thụt tháo ruột loại có phosphosoda.
  • Ngộ độc vitamin D (25-OH).
  • Bệnh lý tạo u hạt.
  • Quá liều calcitriol.
  • Hoạt hóa tế bào u lympho.

Chuyển dịch qua tế bào

  • Tiêu cơ vân, tan máu.
  • Hội chứng ly giải khối u.
  • Toan chuyển hóa.
  • Thiếu hụt tương đối insulin.

TRIỆU CHỨNG

  • Không trực tiếp đặc hiệu.
  • Khi đánh giá bệnh nhân tăng nồng độ phospho máu phải đánh giá nồng độ vitamin D và hoạt tính PTH.
  • Bệnh thận mạn tính thường gây ra cường cận giáp thứ phát: lúc đó sẽ có tăng phosphate cùng với tăng PTH và tăng nồng độ calci máu mạn tính.

Có thể có dấu hiệu gián tiếp: hạ calci máu do đọng calciphosphat ở các tổ chức như mô mềm, mạch máu, võng mạc, thận và khớp. Một số bệnh nhân bệnh thận mạn có sự lắng đọng calci và phosphate ở mạch máu nhỏ có thể gây ra huyết khối sau đó.

ĐIỀU TRỊ CHUNG

Điều chỉnh nguyên nhân

Nếu chức năng thận bình thường việc điều chỉnh tình trạng tăng nồng độ phospho máu sẽ đạt kết quả trong vòng 12 giờ.

Truyền dịch

Xem xét bồi phụ bằng truyền tĩnh mạch muối NaCl 0,9% phối hợp thêm thuốc lợi tiểu Acetazolamid 15 mg/kg mỗi 4 giờ/lần.

Bệnh nhân nặng

Các trường hợp tăng phospho máu nặng nhất là khi có suy thận không có khả năng hồi phục nhanh, tiến hành lọc máu hay điều trị thay thế thận liên tục CVVH.

Tăng nồng độ phospho máu mạn tính

Dùng chất gắn phosphate (phosphate binder) loại không chứa Ca2+, nếu có tình trạng tăng Ca2+ xảy ra đồng thời và chế độ ăn hạn chế phosphate.