Blog y học

Bài viết

X quang tim mạch

Posted in Nội khoa by

Bên cạnh thăm khám lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng khác, X-quang tim mạch cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tim mạch. X-quang tim mạch có hai mục đích chính:

  1. Đánh giá kích thước các buồng tim khác nhau.
  2. Đánh giá tình trạng tưới máu phổi ở các tư thế thẳng, chếch trái, phải trước 450 hoặc nghiêng 900 có kèm theo uống thuốc cản quang thực quản.

CHIẾU

Dùng cách chiếu để kiểm tra:

  • Hình thể, kích thước, vị trí và cuống tim.
  • Sự co bóp và giãn nở của tim và mạch máu lớn.
  • Hình thái động mạch phổi và các nhánh.
  • Tình trạng nhu mô phổi và màng phổi.
  • Di động của cơ hoành.

CHỤP

  • Chụp xa để lấy toàn bộ hình muốn chụp.
  • Ghi hình chiếu thẳng để có được kích thước thật của tim.
  • Chụp động để ghi trên phim các vận động của tim.
  • Chụp cắt lớp.
  • Chụp cản quang buồng tim.
  • Quay phim X-quang buồng tim.

HÌNH ẢNH X-QUANG TIM MẠCH BÌNH THƯỜNG

  1. Tư thế thẳng (hình 1)
  • Bên phải có 2 cung:
    • Cung trên (1): tĩnh mạch chủ trên.
    • Cung dưới (2): nhĩ phải. /
  • Bên trái có 3 cung:
    • Cung trên (3): quai động mạch chủ.
    • Cung giữa (4): thân động mạch phổi.
    • Cung dưới (5): thất trái.
  • Phần tiếp xúc với cơ hoành là thất phải.
  • Điểm D: tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải.
  • Điểm D’: tiếp giáp giữa nhĩ phải và cơ hoành.
  • Điểm G: tiếp giáp giữa động mạch phổi và thất trái.
  • Điểm G’: tiếp giáp giữa thất trái và cơ hoành. , k y
  • Cách đo kích thước tim:

    Hình 1. Hình ảnh X-quang tim bình thường

enter image description here

Hình 2. Sơ đồ vị trí tương quan của các buồng tim phải và trái ở tư thế thẳng.

enter image description here

Tính chỉ số tim - ngực: ta kẻ một đường thẳng dọc từ trên xuống ở chính giữa cột sống. Lấy chỗ rộng nhất của cung dưới phải (Hình 4.25) và cung dưới trái nối thẳng góc với đường trên, ta được hai đoạn a và b, đó là đường kính ngang của tim, sau đó lấy chỗ rộng nhất của lồng ngực ta được đoạn c. Bình thường:

Hình 3. Tính thể tích tim

enter image description here

Tư thế chếch phải trước (Hình 4)

Nghiêng người 450, vai phải ở đằng trước. Tư thế này chủ yếu nhĩ trái nằm phần sau, còn các thất năm phần trước của bóng tim.

  • Bờ trước:
    • (1) Động mạch chủ lên
    • (2) Thân động mạch phổi
    • (3) Thất trái
  • Bờ sau:
    • (4) Nhĩ trái
    • (5) Động mạch chủ xuống

Hình 4. Tư thế chếch phải trước

enter image description here

Tư thế chếch trái trước (Hình 5)

(Nghiêng người 450, vai trái ra trước)

Hinh 5. Tư thế chếch trái trước

enter image description here

Tư thế này nhìn rõ các buồng thất: thất phải nằm trước, thất trái nằm sau. - Bờ trước - (1) Động mạch chủ lên - (2) Thân động mạch phổi - Bờ sau - (3) Thất trái - (4) Nhĩ trái - (5) Động mạch chủ xuống

Tư thế nghiêng 90 độ (Hình 6 và 8)

Hình 6. Tư thế nghiêng 90 độ

enter image description here

  • Bờ trước
    • (1) Thất phải
    • (2) Khoảng sáng trước tim
    • (3) Động mạch chủ lên
  • Bờ sau
    • (4) Động mạch chủ xuống
    • (5) Nhánh động mạch phổi
    • (6) Nhĩ trái
    • (7) Thất trái
    • (8) Khoảng sáng sau tim

Hình 7. Sơ đồ vị trí tương quan của các buồng tim phải, trái ở tư thế chếch phải trước.

enter image description here

Hình 8-9. Sơ đồ vị trí tương quan của các buồng tim phải, trái ở tư thế trái trước và ở tư thế nghiêng

enter image description here

HÌNH ẢNH X-QUANG TIM MẠCH BẤT THƯỜNG

Vị trí

Tim bị đẩy lên hay kéo xuống

  • Ở người béo, bụng to hoặc do có thai, hoặc do tràn dịch màng bụng, đẩy cơ hoành lên cao làm cho tim nằm ngang và kéo lệch sang trái, bờ trái tim cũng chuyển sang trái nhưng thực tế tim không to.
  • Ở người gầy, cao hoặc cơ hoành thấp xuống, tim có hình ảnh nhỏ, nằm giữa. ngực, sau xương ức, có trường hợp tim bé quá, người ta gọi là tim giọt nước.

Tìm lệch chỗ

  • Một số trường hợp dị dạng bẩm sinh, tim không nằm bên trái mà nằm bên phải, các phủ tạng khác cũng có thể đảo lộn bên trái sang bên phải, hoặc riêng tim bị thay đổi thôi.
  • Một số trường hợp tràn dịch hoặc tràn khí nhiều ở màng phổi một bên sẽ đẩy tim sang bên kia.
  • Các tổn thương xơ của màng phổi, phổi cũng có thể co kéo tim sang phía xơ.

Kích thước

Thất trái to

  • Tư thế thẳng: cung dưới trái to, mỏm tim chúc xuống cơ hoành.
  • Tư thế chếch trái trước: mất khoảng sáng sau tim.

Thất phải to

  • Tư thế thẳng: cung dưới trái to, mỏm tim hếch cao trên cơ hoành.
  • Tư thế chếch trước phải: mất khoảng sáng trước tim.

Nhĩ trái to

  • Tư thế thẳng: nhĩ trái to ra có thể cả hai bên, to sang bên phải nhiều tạo thành một đường chồng lên cung nhĩ phải; to sang trái tạo nên một cung nằm giữa cung động mạch phổi và cung dưới phải.
  • Tư thế nghiêng có uống baryte cản quang qua thực quản: nhĩ trái to ra sau và hẹp.

Nhĩ phải to

  • Tư thế thẳng: cung dưới phải phồng to.
  • Tư thế chếch: cung dưới phía sau to ra.

Động mạch phổi to

Tư thế thẳng: cung giữa trái phồng.

Vài hình ảnh X-quang trong bệnh tim mạch

Hẹp van hai lá (hình 9)

  • Tư thế thẳng:
    • Bờ trái có hình ảnh 4 cung từ trên xuống: động mạch chủ, động mạch phổi, tiểu nhĩ trái, thất trái.
    • Bờ phải: hình ảnh đường cong lồng nhau ở cung dưới phải.
    • Rốn phổi đậm, ứ máu ở phổi.
  • Tư thế nghiêng 900 (có uống baryte): nhĩ trái đè thực quản.

Hở van hai lá

  • Cung dưới trái phồng to do thất trái phì đại.
  • Rốn phổi đậm, ứ máu ở phổi

Hở, hẹp van động mạch chủ

  • Cung dưới trái phồng to do thất trái phì đại, động mạch chủ đập mạnh trong hở van động mạch chủ.
  • Rốn phổi đậm, ứ máu ở phổi

Tràn dịch màng tim

  • Bóng tim to ra cả hai bên, cuống tim nhô, hình tim giống như bầu nước, tim đập yếu hoặc không đập.
  • Phổi thường sáng, không có dấu hiệu ứ máu như trong suy tim.

Tứ chứng Fallot

  • Do teo động mạch phổi, thất phải dày lên, nhìn tư thế thẳng:
    • Cung động mạch phổi lõm vào.
    • Cung dưới phải phồng.
    • Mỏm tim hếch cao trên cơ hoành.
    • Phế trường sáng.

Hình tim giống hình “chiếc giày”

MỘT SỐ HÌNH ẢNH X-QUANG TIM MẠCH

enter image description here